Jimmy
Member
- Tham gia
- 10/6/13
- Bài viết
- 301
- Điểm tương tác
- 2
- Điểm
- 18
Bác Ad, để chữ ký vãi hàng, mình cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ cụng từ này.
“Phim” chắc chắn từ phương Tây đưa sang ta, chứ từ xưa ở nước ta chưa có phim ảnh. Còn khái niệm “con heo” dùng để chỉ hành vi dâm tục đã có ở nước ta từ bao giờ, tại sao gọi các loại phim sex, hành vi nặng chất tình dục là “con heo” (như trong khái niệm “trò con heo”) thì là vấn đề đang còn có ý kiến khác nhau.
Có người nói đó là bắt nguồn từ chữ Pháp: “cochon”. Tiếng Pháp cochon nghĩa là con heo (lợn). Chữ “cochon” có nghĩa bóng là bẩn thỉu, tục tĩu (histoire cochonne là chuyện tục tĩu, “C’est un cochon” là… đồ con heo!). Như vậy từ cochon thường được dùng để chửi rủa, chửi thề… Vì vậy loại phim làm tình (phim sex) được mệnh danh là… “phim con heo”!
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chữ “con heo” để chỉ sự dâm ô (như “trò con heo” là trò dâm dật) là khái niệm chỉ của riêng người Việt và người phương Đông dùng thôi; chứ ở phương Tây người ta không hề dùng khái niệm “phim con heo” để chỉ phim sex, phim cấp III, phim xxx…
Sở dĩ người phương Đông dùng khái niệm “con heo” để chỉ sự quan hệ tình dục (làm tình) vì lý do đơn giản là con heo thân hình trần trụi, không có lớp lông như quần áo che bọc bên ngoài, như con người khi quan hệ tình dục vậy. Đồng quan điểm cho rằng khái niệm “con heo” phát xuất từ phương Đông, người ta dẫn câu chuyện sau đây xảy ra từ năm 1513 đã được ghi trong một quyển chính sử của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Năm Quý Dậu (1513) tháng Giêng, ngày 26, nhà Minh bên Trung Quốc sai sứ sang nước ta sắc phong cho vua Lê Tương Dực làm An Nam Quốc vương. Phó sứ Hy Tăng trông thấy vua Tương Dực có tánh mê sắc dục, dâm ô nên nói với chánh sứ Nhược Thủy rằng: “Quốc vương An Nam tính háo dâm nên là vua heo (Trư vương)” (SĐD, Hoàng Văn Lâu và Ngô Thế Long dịch, tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, trang 65). Như vậy, khái niệm “con heo” để chỉ hành vi dâm ô, đồi trụy, nặng chất tình dục (sex) đã có ở nước ta từ thời đó hay trước nữa rồi, chứ không phải chờ đến khi người Pháp qua nước ta mới có.
Tôi chỉ dẫn ra một vài ý như vậy để bạn tham khảo, chứ chưa khẳng định điều chi. Bạn nào có cao kiến chi, xin góp ý cho.
“Phim” chắc chắn từ phương Tây đưa sang ta, chứ từ xưa ở nước ta chưa có phim ảnh. Còn khái niệm “con heo” dùng để chỉ hành vi dâm tục đã có ở nước ta từ bao giờ, tại sao gọi các loại phim sex, hành vi nặng chất tình dục là “con heo” (như trong khái niệm “trò con heo”) thì là vấn đề đang còn có ý kiến khác nhau.
Có người nói đó là bắt nguồn từ chữ Pháp: “cochon”. Tiếng Pháp cochon nghĩa là con heo (lợn). Chữ “cochon” có nghĩa bóng là bẩn thỉu, tục tĩu (histoire cochonne là chuyện tục tĩu, “C’est un cochon” là… đồ con heo!). Như vậy từ cochon thường được dùng để chửi rủa, chửi thề… Vì vậy loại phim làm tình (phim sex) được mệnh danh là… “phim con heo”!
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chữ “con heo” để chỉ sự dâm ô (như “trò con heo” là trò dâm dật) là khái niệm chỉ của riêng người Việt và người phương Đông dùng thôi; chứ ở phương Tây người ta không hề dùng khái niệm “phim con heo” để chỉ phim sex, phim cấp III, phim xxx…
Sở dĩ người phương Đông dùng khái niệm “con heo” để chỉ sự quan hệ tình dục (làm tình) vì lý do đơn giản là con heo thân hình trần trụi, không có lớp lông như quần áo che bọc bên ngoài, như con người khi quan hệ tình dục vậy. Đồng quan điểm cho rằng khái niệm “con heo” phát xuất từ phương Đông, người ta dẫn câu chuyện sau đây xảy ra từ năm 1513 đã được ghi trong một quyển chính sử của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Năm Quý Dậu (1513) tháng Giêng, ngày 26, nhà Minh bên Trung Quốc sai sứ sang nước ta sắc phong cho vua Lê Tương Dực làm An Nam Quốc vương. Phó sứ Hy Tăng trông thấy vua Tương Dực có tánh mê sắc dục, dâm ô nên nói với chánh sứ Nhược Thủy rằng: “Quốc vương An Nam tính háo dâm nên là vua heo (Trư vương)” (SĐD, Hoàng Văn Lâu và Ngô Thế Long dịch, tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, trang 65). Như vậy, khái niệm “con heo” để chỉ hành vi dâm ô, đồi trụy, nặng chất tình dục (sex) đã có ở nước ta từ thời đó hay trước nữa rồi, chứ không phải chờ đến khi người Pháp qua nước ta mới có.
Tôi chỉ dẫn ra một vài ý như vậy để bạn tham khảo, chứ chưa khẳng định điều chi. Bạn nào có cao kiến chi, xin góp ý cho.